Dương công Quân Tùng Sư Tổ
Tất cả các trường phái Phong Thủy đều xem ông như Đại Tổ Sư, kinh điển các sách về Phong Thủy đều trích dẫn các tác phẩm của ông. Nói đến các nguyên tác của Dương Quân Tùng thì cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi xem tác phẩm nào là chính gốc, tác phẩm nào là do người đời sau giả mạo.
Dương Cứu Bần (thầy Dương cứu người nghèo) Sinh thời Dương công Tổ Sư Phong Thủy đích thân viết ra chỉ 7 tác phẩm rất nổi tiếng:
- Thanh Nang Áo Ngữ,
- Thiên Ngọc Kinh,
- Ngọc Xích Kinh,
- Ngọc Hàm Kinh,
- Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh,
- Hám Long Kinh
- Nghi Long Kinh
Và đây là những tác phẩm gốc mà trường phái Dương Công Cổ Pháp Cống Châu dựa làm căn bản. Người đời sau, thuộc các phái Tam Hợp hoặc Tam Nguyên Huyền Không dựa vào các tác phẩm gốc mà thêm bớt nhiều câu chữ khác nguyên tác hoặc nhiều tác phẩm khác cũng cho là của Dương Công viết.
Dương Quân Tùng (楊 筠 松) hay còn được gọi là Dương Công, Dương Cứu Bần (thầy Dương cứu người nghèo) Dương Vân Tùng (20 tháng 4 năm 834 - 12 tháng 3 năm 900), tên thế là Dương Cửu Bình, tên khai là Dịch, tên tự là Vân Tùng, hiệu là Cửu Bình, hiệu khác là Tuyên Trì, người quê ở Đô Châu (nay là làng Ba Phường , trấn Trấn Long, thành phố Tín Nghĩa, tỉnh Quảng Đông) vào thời nhà Đường. Ông là giáo viên của triều đình nhà Đường, lên đến chức Tấn Tử Quang Lộ Đại Phủ, phụ trách địa lý Lăng Đài , là nhà địa lý, phong thủy nổi tiếng thời Đường.
Vào năm 17 tuổi, ông đỗ vào làm quan trong triều nhà Đường, nắm vị trí Chưởng Linh Đài Địa Lý, làm quan đến chức Kim Tử Quang Lộc Đại Phu. Vào thời tàn Đường vua Đường Hy Tông, ở tuổi 45, ông bất mãn vì triều đình tham quan thối nát và tình cảnh dân nghèo túng, nhân lúc vua Đường Hy Tông lánh nạn giặc Hoàng Sào nổi lên nên đánh cắp nhiều sách vở quý giá về thuật Kham Dư (Phong Thủy) trong Tàng Kinh Các.
Ông trốn sự truy bắt của triều đình Tràng An và về vùng mà ông cho là Phong Thủy Bảo Địa là Cống Châu thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay. Ông dành hết quãng đời còn lại để nghiên cứu và thực hành, áp dụng Phong Thủy cứu giúp người nghèo cùng với 3 đại đệ tử của mình là Tăng Văn Xương (có một số sử liệu lại ghi nhầm là Tăng Văn Địch曾文迪),Lưu Giang Đông (劉江東)và Liêu Vũ (廖禹).
Dương Công Tiên, Dương Quân Tùng (楊 筠 松) hay còn được gọi là Dương Công Tổ Sư

楊 筠 松 Hình Tổ Sư "Dương Công Quân Tùng" lồng kính - Tượng tổ sư Dương Công Quân Tùng
Có nhiều sách ghi nhầm lẫn là Lại Bố Y hay Lưu Khiêm cũng là đệ tử tuy nhiên thực ra là không phải. Tuy lại Lại Bố Y cũng được xem là 1 Đại Danh Sư Phong Thủy nhưng ông không phải là đệ tử chân truyền của Dương Công mà chỉ là người kế thừa về sau. Chúng tôi sẽ đề cập đến nhân vật lừng lẫy này trong 1 bài viết khác. Vì để trốn tránh sự lùng sục truy bắt của triều đình nên ông thường trốn trên đỉnh những ngọn núi cao nhất của Cống Châu để dạy và nghiên cứu Phong Thủy.
Nhiều người gọi ông là “Tổ sư phong thủy” vì những đóng góp to lớn của ông trong lĩnh vực này. Là người đặt nền móng cho lý thuyết Phong thủy, được hậu thế ứng dụng rất nhiều trong việc chọn đất, long mạch, xây nhà, lập mộ, tứ trụ...vv.
Dương Cửu Tân, tên là Dịch, tự là Thư Mậu, hiệu là Vân Tùng.
Hinh-anh-duong-cong-duong-quan-tung-to-su-楊-筠-松
Theo Giang Tây Tổng biên tập: "Vân Tùng là người gốc Đỗ Châu. Ông giữ chức thái sư dưới thời Đường Hy Tông, được phong làm Tấn Tử Quảng Lộ Đại Phủ, phụ trách địa lý Lăng Đài. Khi Hoàng Triều tiến vào kinh thành, Dương Vân Tùng cắt tóc, đi thẳng đến Côn Luân, rồi đến Bố Long, đi qua Thiên Châu người nổi danh vì tài địa lý chính là Dương Cửu Bình tiên sinh"
Ngày nay vẫn còn di tích xưa ở trên đỉnh núi và nơi đây được gọi là Dương Tiên Lĩnh (dãy núi của Tiên Ông Dương Công, chữ Lĩnh này giống chữ Lĩnh trong Hồng Lĩnh Lam Giang ở vùng Hà Tĩnh để chỉ những dãy núi cao ngất, hùng vĩ và linh thiêng) vì sau khi ông mất đi được xem như là 1 vị thần tiên.
Tổ sư Dương Công Tiên đã để lại cho phong thủy nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do sống vào thời kỳ xa xưa không có hình ảnh chân thực nào của Dương Quân Tùng được lưu truyền, những hình ảnh tổ sư Dương Công Quân Tùng hiện nay chủ yếu là tranh vẽ hoặc tượng thờ được tạo nên dựa trên trí tưởng tượng, tôn kính của hậu thế.
Nói về tổ sư Dương Quân Tùng (杨筠松) một trong những tổ sư nổi tiếng của phong thủy Trung Hoa
Tổ sư sống vào thời nhà Đường, được xem là bậc thầy phong thủy, đặc biệt trong Long mạch, Loan Đầu hình thế đất đai và Lý Khí khí vận, ngũ hành cũng như luận đoán cải vận. Dương Quân Tùng với nhiều kiến thức phong thủy quan trọng, góp phần đặt nền móng cho trường phái Phong thủy về sau.
Nguồn: sưu tầm